Khi được hỏi cách để khắc phục khi bơ không dính vào Pizza, công cụ tìm kiếm AI của Google đã đưa ra lời khuyên rằng bạn hãy “dùng keo để dán phô mai vào bánh pizza“. Đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm cho thấy khả năng thực sự của công cụ này!
Những ngày của ảo giác whackadoodle (* xem chú thích bên dưới) từ trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra có thể còn rất ít, nhưng có nhiều thứ AI vẫn hiểu sai một cách hoàn toàn, đến mức hài hước.
Có vẻ như Google vẫn đang chật vật để học cách đưa các câu trả lời do AI tạo ra vào công cụ tìm kiếm và Internet, cố gắng không để mọi thứ trôi qua. Trên các phương tiện truyền thông xã hội đang tràn ngập các ví dụ về những sai lầm đến lố bịch của AI.
Sai lầm đáng chú ý nhất là trường hợp được chia sẻ rộng rãi về việc Google đưa ra lời khuyên rằng bạn “trộn khoảng 1/8 cốc keo không độc hại vào nước sốt” để giữ cho phô mai không bị trượt khỏi lát bánh pizza của bạn. Nguồn gốc của lời khuyên này là từ một bài đăng đùa trên Reddit được thực hiện cách đây 11 năm bởi một người dùng có tên mà chúng tôi không thể lặp lại trong một ấn phẩm tài chính gia đình. (Các câu trả lời gần như từng chữ)
Hỏi Google vị hiệu trưởng nào đã đến Đại học Wisconsin-Madison và bạn sẽ nhận được câu trả lời không chỉ khiến các giáo viên lịch sử phải khóc thét mà còn có thể khiến bạn liên tưởng đến bộ phim về thây ma của George Romero.
Ví dụ như AI của Google khi được hỏi về, nó đã trả lời Andrew Jackson, người qua đời năm 1845, tốt nghiệp năm 2005. Trong khi đó, William Harrison tốt nghiệp vào năm 1953 và 1974, điều đặc biệt ấn tượng khi ông qua đời 31 ngày sau khi nhậm chức vào năm 1841. Harry Truman, John Kennedy và những người khác cũng tốt nghiệp rất lâu sau khi họ qua đời.
Nguồn gốc của thông tin sai lệch này thực ra đến từ các trường học – chỉ có Google AI không đọc được phần ghi chú của trang cho biết đây là những năm tốt nghiệp của các cựu sinh viên tại các trường mang tên tổng thống. Chứ không hề có tổng thống thực sự nào đã từng tốt nghiệp từ trường này.
Ngoài ra, còn có nhiều ví dụ khác điển hình khác do người dùng chia sẻ trên X (Twitter) về sự ngớ ngẩn của AI bao gồm:
- Từ Joe Youngblood
- Từ ErinEARoss
- Từ Joe Kwaczala
- Từ Zach Silberberg
(*) “Whackadoodle” là một từ được tạo ra từ sự kết hợp giữa “whack” – có nghĩa là điên rồ hoặc lập dị, với “doodle” – một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả điều gì đó kỳ quái hoặc vô nghĩa. Thuật ngữ ám chỉ một tình huống hoặc bối cảnh đang trở nên hoặc đã trở nên lập dị, vô lý hoặc vô nghĩa một cách buồn cười.